Triển lãm công nghệ FPT Techday 2022 khai mạc tại TP.HCM
Tranh chấp giữa Arm và Qualcomm đang có dấu hiệu hạ nhiệt khi Qualcomm xác nhận một bước ngoặt quan trọng trong vụ kiện. Theo Sascha Segan, Quản lý cấp cao về Quan hệ công chúng tại Qualcomm, Arm đã rút lại thông báo vi phạm ngày 22.10.2024 và không có kế hoạch chấm dứt Thỏa thuận Cấp phép Kiến trúc Qualcomm.Bên phía Arm, trong buổi báo cáo tài chính quý, Giám đốc tài chính (CFO) Jason Child khẳng định rằng vụ kiện sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Ông nhấn mạnh Arm đã dự đoán trước kết quả bất lợi khi lập kế hoạch tài chính, đồng thời cho rằng mục đích chính của vụ kiện là bảo vệ tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, về mặt tài chính, Arm đã giả định rằng Qualcomm vẫn sẽ tiếp tục trả tiền bản quyền với mức tương đương hiện tại.Vụ kiện xoay quanh dòng vi xử lý Snapdragon X của Qualcomm, vốn được trang bị nhân Oryon - yếu tố cốt lõi của tranh chấp giữa hai công ty. Nếu Arm giành chiến thắng, dòng chip này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng với việc Arm thể hiện dấu hiệu từ bỏ, Qualcomm có lý do để lạc quan về triển vọng của mình.Cuộc chiến pháp lý giữa hai bên bắt đầu từ năm 2021 khi Qualcomm mua lại công ty thiết kế CPU Nuvia. Arm cáo buộc thương vụ này khiến cả Nuvia và Qualcomm vi phạm thỏa thuận cấp phép, sử dụng trái phép công nghệ của Arm để phát triển chip Oryon. Kết quả của vụ kiện có thể ảnh hưởng đến không chỉ Qualcomm mà còn cả những tập đoàn lớn như Nvidia, Microsoft và Apple.Một bước ngoặt quan trọng đã xảy ra vào tháng 12.2024 khi bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết có lợi cho Qualcomm trong hai trên ba cáo buộc của Arm. Sau đó, Qualcomm đã ra tuyên bố hoan nghênh quyết định này, khẳng định rằng sản phẩm của họ tuân thủ hợp đồng với Arm và sẽ tiếp tục phát triển các vi xử lý hiệu năng cao.Dù vụ kiện chưa hoàn toàn kết thúc, những diễn biến gần đây cho thấy Arm có thể chấp nhận thất bại, mở đường cho Qualcomm tiếp tục phát triển dòng chip Snapdragon X mà không gặp trở ngại pháp lý lớn trong thời gian tới.Tổ hợp khách sạn Angsana & Dhawa Hồ Tràm được công nhận đạt chuẩn 5 sao
Không khác nhiều về thiết kế tổng thể nhưng so với phiên bản cao cấp hơn, Everest Ambiente lại thiếu hụt một số trang bị
15 phút ngừng lướt web để nhảy dây - thói quen tốt cho vóc dáng đẹp
Nhân chuyến về Việt Nam công tác, Hoa hậu châu Á tại Mỹ - Nicole Hồ thực hiện một bộ ảnh áo dài, quảng bá trang phục truyền thống của dân tộc. Người đẹp chọn các thiết kế nằm trong bộ sưu tập áo dài xuân của Đặng Trọng Minh Châu, giúp tôn lên vẻ đẹp đậm chất Á Đông khi bước sang tuổi 20.Khác với những phom dáng truyền thống trước đây, trong bộ sưu tập lần này, nhà thiết kế Minh Châu cho thấy sự phá cách với những thiết kế nhiều màu sắc rực rỡ, kết hợp giữa nhiều chất liệu mới, trong đó có lông vũ, voan lưới… giúp tôn lên vẻ thanh lịch, sang trọng của người đẹp sinh năm 2004.
Phạt 4 triệu đồng chủ quán cơm bị tố ‘lấy thức ăn thừa bán cho khách’
Dự thảo nghị định nhằm triển khai nhiệm vụ thực hiện luật Điện lực chính thức có hiệu lực từ ngày 1.2 tới. Bộ Công thương cho biết, nội dung dự thảo nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định của Nghị định 80/2024 của Chính phủ, đồng thời sửa đổi bổ sung một số nội dung phù hợp với các quy định tại luật Điện lực.Theo đó, Bộ đề xuất không mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng điện lớn không phục vụ mục đích sản xuất tham gia mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia. Lý do, giá điện mua của nhóm khách hàng này khác với giá áp dụng cho nhóm khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất (chiếm 51%). Bên cạnh đó, cơ chế bù chéo giữa các nhóm khách hàng là có. Thế nên, theo Bộ Công thương, chưa xem xét mở rộng đối tượng do chưa đánh giá được tác động tài chính đến đối tượng liên quan, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực… Từ đó, tại dự thảo, Bộ Công thương để xuất giữ nguyên đối tượng mua bán điện trực tiếp như quy định hiện tại. Ngoài ra, trong dự thảo DPPA này, Bộ bổ sung đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ sinh khối tham gia cơ chế DPPA với công suất từ 10MW trở lên, đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Lý do không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.Đến nay Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) đã rà soát, cho biết có 9 nhà máy điện sinh khối trên 10MW đang hoạt động với tổng công suất khoảng 332MW. Dự kiến đến năm 2030, có 14 nhà máy điện sinh khối được đưa vào vận hành với công suất dự kiến 300MW.Dự thảo cũng đề nghị bổ sung các công ty điện lực tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp. Trong năm 2024, khi triển khai Nghị định 80 về cơ chế DPPA, đã xuất hiện Công ty CP Điện lực Khánh Hòa là công ty con của Tổng công ty Điện lực miền Trung, là đơn vị được cấp phép bán lẻ điện của tỉnh Khánh Hòa nhưng chưa được đưa vào là đối tượng áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp. Thế nên, khi khách hàng sử dụng điện lớn thuộc phạm vi tỉnh này muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia không thể thực hiện được.Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất làm rõ điện mặt trời mái nhà là đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện kết nối riêng thế nào; bổ sung nguyên tắc đàm phán, thỏa thuận mua bán điện trực tiếp qua lưới kết nối riêng…Theo dự thảo, khách hàng sử dụng điện lớn được tham gia mua bán điện trực tiếp là khách hàng sử dụng điện lớn đấu nối cấp điện áp từ 22kV trở lên và tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh một tháng. Trước đó, góp ý về dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất hạ thấp ngưỡng sản lượng tiêu thụ điện bình quân để được tham gia mua bán điện trực tiếp, đặc biệt với trường hợp mua bán qua đường dây riêng. Lý do, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn có nhu cầu sử dụng điện tái tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của đối tác xuất khẩu hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.